cuộc thi trực tuyến
"Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân” năm 2024

Uống bia 0 độ, liệu có xuất hiện nồng độ cồn trong khí thở?

Vì vậy, khi sử dụng sản phẩm bia 0 độ, bạn vẫn cần thời gian để đào thải hết nồng độ cồn trong máu và hơi thở mới được tham gia giao thông.

“Tốt nhất không nên uống bia dù là bia 0 độ”, bác sĩ Hoàng khuyên.

Hiện có nhiều loại bia với nồng độ cồn khác nhau. Đa số bia chứa 5-8% nồng độ cồn, có loại cao hơn từ 8-15%. Bia có nồng độ cồn bằng 0 hay còn gọi là bia chay, là sản phẩm được tách chiết hết cồn hoặc được ủ để chứa lượng cồn thấp hơn mức cho phép. Nhiều loại bia quảng cáo là 0 độ cồn nhưng vẫn chứa khoảng 0,5%. Nhiều quốc gia có quy định nồng độ cồn trong bia khác nhau.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;"  data-cke-saved-href="https://www.qdnd.vn" href="https://www.qdnd.vn"><img  data-cke-saved-src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>

Uống bia 0 độ, liệu có xuất hiện nồng độ cồn trong khí thở? Ảnh: Vietnam+

Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), đồ uống nồng độ cồn dưới 0,5% thì có thể xem là không cồn. Tại Đức cũng có quy định tương tự. Trong khi đó, ở Italy, bia 0 cồn thực chất chứa nồng độ cồn tới 1,2%. Tại Anh, chai bia được dán nhãn "0 cồn" có nồng độ cồn thấp hơn 0,05%.

Chuyên gia cũng cho biết, căn cứ vào thực tế phổ biến của tình trạng người dân uống rượu tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm đơn vị cồn.

Một đơn vị cồn tương đương với 10g cồn ethanol nguyên chất, bằng 200ml bia; 75ml rượu vang (1 ly); 25ml rượu mạnh (1 chén). Tuỳ vào lượng uống sẽ quy ra khoảng bao nhiêu đơn vị cồn.

Người trưởng thành sức khoẻ bình thường, cứ sau 1 tiếng, gan sẽ đào thải được 1 đơn vị cồn. Đây là con số ở mức trung bình. Tùy vào mỗi người, như người gan yếu, người cân nặng hơn mức trung bình thì quãng thời gian này có thể tăng lên hay giảm đi.

Ngoài ra các yếu tố bệnh lý, tuổi tác, cân nặng, hoặc khi dạ dày chứa nhiều thức ăn thì tốc độ hấp thu rượu của dạ dày sẽ chậm và tốc độ thải trừ cồn cũng sẽ chậm theo.

Về cơ chế đào thải cồn của cơ thể, khoảng 10 - 15% sẽ đào thải qua đường hô hấp, da, mồ hôi. Khoảng 85 - 90% sẽ được xử lý qua gan.

VIỆT CHUNG

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Pháp luật xem các tin, bài liên quan.

  • Chia sẻ:

Bạn có chắc chắn muốn nộp bài thi ?

Bạn có chắc chắn muốn nộp bài thi ?